Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III đã tổ chức lễ ra quân làm nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển Tây Nam.
Tại cảng Hòn Chông (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III chiều qua (17/6) đã tổ chức lễ ra quân làm nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển Tây Nam.
Theo đó, từ ngày 15/6 đến 30/9/2014, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III điều động tàu cứu hộ chuyên dụng SAR 272 làm nhiệm vụ thường trực cứu nạn hàng hải khu vực Tây Nam, đặc biệt là các tuyến từ đất liền ra đảo Phú Quốc.
>>Xem thêm tin tức toàn cảnh tình hình Biển Đông
Tàu SAR 272 có chiều dài 27m, rộng 6m, mớn nước 1,8m với tốc độ tối đa 19 hải lý/giờ. Tàu được biên chế 16 thuyền viên với đầy đủ các trang thiết bị thông tin liên lạc, cấp cứu trên biển. Đây là một trong hai chiếc tàu chuyên dụng của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III từng tham gia tìm kiếm máy bay MH370 của Malaysia mất tích bí ẩn hồi tháng 3/2014.
Đài Loan bắt đầu xây cầu tàu trái phép ở Trường Sa
Hãng tin CAN (Đài Loan) đêm 17/6 dẫn lời nghị sĩ Lin Yu Fang của vùng lãnh thổ Đài Loan rằng một đội gồm 6 tàu đã chở máy móc như cần cẩu và máy xúc cùng thiết bị xây dựng ra đảo Ba Bình. Chuyến vận chuyển bắt đầu từ ngày 18/5 - thời điểm căng thẳng tại khu vực Biển Đông leo thang.
Cảnh sát biển Đài Loan cùng lực lượng hải quân điều theo 6 tàu khu trục và nhiều binh sĩ đặc nhiệm theo hộ tống trong khi vận chuyển.
Nghị sĩ Lin nói cầu tàu mới có khả năng tiếp nhận các chiến hạm lớn như tàu khu trục hải quân có độ giãn nước 3.000 tấn và các tàu cảnh sát biển Đài Loan, qua đó tăng cường khả năng phòng thủ của vùng lãnh thổ này trên Biển Đông, hỗ trợ ngư dân Đài Loan đánh bắt trên Biển Đông.
Chính quyền Đài Loan công bố kế hoạch xây dựng cầu cảng trái phép trên đảo Ba Bình từ cuối năm 2013, khởi công trong năm 2014 và dự kiến hoàn thành trước cuối năm 2015.
Việc Đài Loan xây dựng cầu cảng trái phép trên đảo Ba Bình là hành vi xâm ph���m nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm các công ước quốc tế về Luật biển. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền từ phía Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa, yêu cầu Đài Loan ngừng các hoạt động xây dựng trái phép cũng như không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Bất chấp phản đối của Việt Nam, vào giữa năm 2006, Đài Loan đã xây một cầu tàu dài 1.150 m trên đảo Ba Bình. Đầu năm 2013, Đài Loan cũng tuyên bố sẽ tiến hành kế hoạch thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã kịch liệt phản đối kế hoạch này.
Giàn khoan Hải Dương - 981 lại có dấu hiệu dịch chuyển
Ngày 17/6, theo thông tin ghi nhận của lực lượng thực thi Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa, giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép có dấu hiệu dịch chuyển khoảng 0,7 hải lý.
Trước thông tin trên, biên đội Kiểm ngư Việt Nam đã tăng cường quan sát khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 và ghi nhận những biến đổi khác thường.
Khác với thường lệ, đội hình của các tàu hộ tống Trung Quốc có những thay đổi khác thường, các tàu Hải cảnh, Hải giám, Ngư chính, tàu dịch vụ dầu khí tiến ra ngăn cản thay đổi theo hướng không cố định mà có lúc co cụm sát khu vực giàn khoan, có lúc phân tán ra xa thay vì các hoạt động tuần lưu thường nhật.
Lực lượng kiểm ngư Việt Nam kiên trì tăng cường cơ động đội hình tiếp cận giàn khoan ở cự ly 9,9 hải lý để quan sát, xác định có hay không sự dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương-981.
>> Đọc thêm tin nhanh nhất về Tình hình Biển Đông: Cảnh sát biển nhận định giàn khoan 981 sắp dịch chuyển
Mai Nguyên (Tổng hợp)
Xem thêm video clip : Bộ nội vụ đề xuất: Thứ trưởng phải biết ít nhất một ngoại ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét