Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Sử dụng xe đạp điện đúng cách trong mùa đông

Đi xe đạp điện vào mùa đông ở miền Bắc cũng có nhiều trở ngại đòi hỏi người lái lưu ý để phòng ngừa và xử lý các tình huống có thể xảy ra trên đường.

Xe đạp điện đang được sử dụng khá phổ biến trong giới học sinh, sinh viên nhờ có nhiều ưu điểm như không tốn xăng, động cơ không gây ồn, không khói xả ra môi trường và chi phí nạp điện thấp. Tuy nhiên, thời tiết lạnh giá khiến người sử dụng xe điện nên chuẩn bị kỹ càng những yếu tố dưới đây để có thể vận hành xe hiệu quả và an toàn.

Kiểm tra xe trước khi sử dụng

Điều đầu tiên cần kiểm tra xem xe đã được sạc đầy đủ điện chưa, tránh tình trạng xe hết pin giữa đường. Kế đến là bộ phận lốp xe, nên khảo sát và đánh giá tình trạng hao mòn của lốp. Dù lốp xe chỉ mòn từng phần những cũng đủ làm giảm đáng kể khả năng điều khiển xe trên mặt đường trơn ướt. Lốp xe đạp điện có thể thay thế một cách đơn giản, chủng loại cũng rất phong phú, tìm mua dễ dàng trong các showroom chính hãng hay cửa hàng phụ tùng xe đạp.

Không giống như những chiếc xe máy rất dễ chết máy vì tiết trời giá rét của mùa đông, với xe đạp điện, người dùng chỉ cần quan tâm tới việc pin sạc đầy mỗi khi ra khỏi nhà là yên tâm rong ruổi trên đường cả ngày. Ngoài ra hiện nay, dòng xe đạp điện chạy ắc quy thường tiềm ẩn khả năng gây cháy nổ cao, bất tiện cho người sử dụng nên nhiều doanh nghiệp áp dụng pin trong sản xuất xe đạp điện nhằm làm giảm trọng lượng xe, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng. 

image001.jpg

Dòng xe HKbike Zinger Extra sử dụng công nghệ pin FLiP cho phép tiết kiệm điện, chỉ 0,7 số điện (tương đương 1.400 đồng) và đi được 70-85 km cho một lần sạc.

Khi lái xe

Nếu mang găng tay để giữ ấm cần hết sức cẩn thận khi điều khiển xe đạp điện. Qua lớp găng tay, cảm giác tay lái giảm đi đáng kể và rất dễ trượt tay khi điều khiển phương tiện. Vì vậy cần chọn những đôi găng tay có độ nhám ở lòng bàn tay hoặc có thể sử dụng loại găng tay khoét ngón để dễ dàng cầm nắm ghi-đông xe.

Hiện nay xe đạp được được quy định vận tốc tối đa chỉ 25km một giờ. Tuy nhiên nhiều người dùng lại chạy với vận tốc có lúc lên tới 40km, thậm chí 50km một giờ. Ông Vũ Tiến Dũng, chuyên gia kỹ thuật của hãng xe đạp điện HKbike cho biết xe đạp điện là loại xe đạp có gắn thêm động cơ, vì thế các thông số về thiết kế khung xe, bánh xe không phù hợp để đi với tốc độ cao. Do vậy nên tuân thủ quy định về tốc độ để vừa đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện và những người lưu thông xung quanh, vừa bảo vệ được tuổi thọ xe.

Vật dụng cá nhân đi kèm

Nhiều loại xe đạp điện được thiết kế có cả cốp xe hoặc phụ kiện giỏ xe vừa có tính thẩm mỹ lại hết sức tiện lợi cho người sử dụng vào mùa đông. Những vật dụng cá nhân như khăn len, găng tay, mũ len hay áo mưa, áo khoác đều có thể xếp lại gọn gàng và tiện lợi trong việc lấy ra, cất vào.

Luôn luôn đội mũ bảo hiểm

Trong điều kiện trời nhiều sương mù, thời tiết trở rét, nên trang bị đầy đủ quần áo dày dặn ấm áp và quan trọng nhất là phải đội mũ bão hiểm. Đây là phụ kiện bắt buộc đối với những người đi xe đạp điện hiện nay.

image005.jpg

Không những an toàn, mũ bảo hiểm còn có tác dụng giữ ấm vào mùa đông.

Chiếc mũ bảo hiểm có kính che mặt còn hỗ trợ tốt người điều khiển khi đi trong đêm mưa gió, tránh được nước mưa bắn vào mặt giảm tầm nhìn.

Minh Trí

Từ khoá: an toàn bão gia giảm thiểu rủi ro

ACE Life khai thác khách hàng ở Vinh

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ ACE (ACE Life) đã chính thức khai trương phòng giao dịch tại Vinh (Nghệ An).

Ông Lâm Hải Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc ACE Life tại Việt Nam, chia sẻ: "Phòng giao dịch ACE Life tại Vinh đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm nhân thọ ngày càng tăng của khách hàng địa phương và các tỉnh lân cận, đồng thời đảm bảo những cam kết của công ty về chất lượng trong dịch vụ chăm sóc khách hàng".

Sau hơn 8 năm hoạt động, ACE Life hiện phát triển mạng lưới 17 văn phòng tại 15 tỉnh thành trên cả nước và đội ngũ khoảng 10.000 nhân viên.

Mai Ka

>> ACE Life ứng dụng hỗ trợ kinh doanh trên thiết bị di động

>> Ace Life trả bảo hiểm 9 tỉ đồng cho một khách hàng

>> ACE Life chi trả bảo hiểm cho một khách hàng hơn 10 tỉ đồng

>> ACE Life Hải Phòng tặng 150 cặp sách cho học sinh học giỏi vượt khó

Từ khoá: chăm sóc khách hàng ace khách hàng bão lâm hải tuấn hội đồng quản trị bảo hiểm nhân thọ ace dịch vụ chăm sóc khách hàng tổng giám đốc tham gia bảo hiểm nhân thọ chi trả bảo hiểm tham gia bảo hiểm ace life bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Công ty bảo hiểm nên học các ngân hàng

(ĐTCK) Mô hình cơ cấu tổ chức trụ sở chính - chi nhánh đang là mô hình phổ biến tại các công ty bảo hiểm Việt Nam. Mô hình này các ngân hàng đã bỏ từ lâu!  

    Việc để cho chi nhánh chủ động trong mọi vấn đề có thể đẩy công ty bảo hiểm vào nhiều rủi ro

    Trong mô hình cơ cấu tổ chức này, thông thường, việc phân quyền giữa chi nhánh và trụ sở chính thường được hiểu là trụ sở chính sẽ là nơi nắm quyền lực. Nhưng trên thực tế, tại nhiều công ty bảo hiểm Việt Nam, trụ sở chính và chi nhánh, ai sẽ nắm quyền nhiều hơn?!

    "Thực tế, chi nhánh mới là nơi quản lý nhân sự, sản phẩm... thực sự. Ở nhiều công ty, mỗi chi nhánh hoạt động độc lập như một công ty riêng", ông Prajeesh Mukudan, Giám đốc bộ phận tư vấn bảo hiểm của EY nhận xét.

    Với nhiều công ty bảo hiểm, giám đốc chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ như một giám đốc điều hành nhỏ, có nhóm khách hàng, có chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược về chi phí riêng.

    Họ được giao các chỉ tiêu kinh doanh từ trụ sở chính, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, chi nhánh được chủ động trong mọi vấn đề, miễn sao đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao.

    Tất nhiên, chi nhánh cũng có một số nghĩa vụ với trụ sở chính, như nộp báo cáo định kỳ, tuân thủ một số quy định...

    Theo đánh giá của một số chuyên gia, mô hình cơ cấu quản lý trụ sở chính - chi nhánh có thể phù hợp với các doanh nghiệp ở một quy mô nhất định, nhưng trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, cần phải cân nhắc khi áp dụng mô hình quản lý này.

    Bởi việc giao chỉ tiêu và để cho chi nhánh gần như toàn quyền lựa chọn cách thức để hoàn thành mục tiêu có thể đẩy công ty bảo hiểm vào nhiều rủi ro. Hơn nữa, ngoài yếu tố doanh thu và lợi nhuận, công ty bảo hiểm còn phải xem xét để xây dựng thương hiệu, hình ảnh cho riêng mình. Và quan trọng hơn cả là việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

    Đây là thách thức không nhỏ đối với các công ty bảo hiểm quản lý theo mô hình trụ sở chính - chi nhánh.

    Nhìn sang một lĩnh vực tài chính khác - ngân hàng, tại Việt Nam, ngành ngân hàng đã sớm nhận thức những hạn chế của mô hình trụ sở chính - chi nhánh và lựa chọn cách thức quản lý theo khối nghiệp vụ. Theo đó, trụ sở chính hình thành bộ máy để quản lý toàn bộ các vấn đề về phát triển thương hiệu, phát triển sản phẩm, chính sách bán hàng, hậu mãi...

    Các chi nhánh chỉ còn tồn tại như những đại lý bán hàng. Đến nay, về cơ bản hầu hết ngân hàng đều sử dụng mô hình cơ cấu tổ chức này.

    Với ngành bảo hiểm, bước chuyển biến về cơ cấu tổ chức dường như còn rất chậm, dù rằng ngành bảo hiểm đã có Đề án tái cấu trúc và một số công ty đã thuộc diện buộc phải có phương án tái cấu trúc.

    Tại hội thảo "Phát triển bền vững - Lựa chọn nào cho doanh nghiệp bảo hiểm" do Cục Quản lý giám sát bảo hiểm và EY Việt Nam tổ chức vừa qua, nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh vai trò quan trọng trong việc xác định một mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức là yếu tố then chốt tạo ra lợi thế cạnh tranh. 

    Tuy nhiên, cũng chia sẻ tại hội thảo, không ít công ty bảo hiểm vẫn còn e ngại về tác động trái chiều khi doanh nghiệp đột nhiên thay đổi toàn bộ phương thức quản lý, hoạt động.

    "Không nên nhìn nhận tái cấu trúc như một cuộc đảo chính, tái cấu trúc không phải là đột nhiên thay đổi toàn bộ, mà các dự án tái cấu trúc có thể có quy mô và ảnh hưởng khác nhau.

    Khi bắt đầu, dự án tái cấu trúc có thể chỉ ảnh hưởng một số quy trình, môt số bộ phận, nhân sự nhất định. Nhưng thông qua sự thay đổi này, nó sẽ có tác động đến phần còn lại của hệ thống", ông Prajeesh Mukudan, một chuyên gia của EY lưu ý và dẫn ra một trường hợp EY đã tư vấn thành công tái cấu trúc mô hình tổ chức cho một hãng bảo hiểm nhân thọ tại Ấn Độ, khi sau 6 tháng tiến hành dự án, chi phí bồi thường xe cơ giới của hãng này đã giảm 12%.

    "Tái cơ cấu có thể tiến hành từng bước một tùy thuộc vào nguồn lực mà công ty đang có, nói cách khác, các công ty có thể tiến hành những thay đổi nhỏ một cách khoa học và quan sát lợi ích mà thay đổi này mang lại để rồi tiến hành những thay đổi lớn hơn", ông Saman Bandara, Phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực bảo hiểm và dịch vụ kế toán pháp lý của EY Vietnam nói.

    >>Tái cấu trúc DN bảo hiểm, chặng đường gian nan

    >>Tái cấu trúc DN bảo hiểm, khơi nguồn từ nội tại

Từ khoá: lĩnh vực bảo hiểm lĩnh vực tài chính chuyên gia tái cấu trúc mô hình tổ chức phát triển bão tư vấn bảo hiểm lựa chọn thay đổi bảo hiểm giám đốc giám đốc ngân hàng doanh nghiệp bảo hiểm việt nam kinh doanh bảo hiểm nhân thọ công ty hãng bảo hiểm nhân thọ cạnh tranh hãng bảo hiểm gia công ty bảo hiểm phương thức quản lý doanh nghiệp ngành bảo hiểm tổng giám đốc lợi thế cạnh tranh bảo hiểm

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

BHYT 2014: Tác giả và ca sĩ sẽ được chia đều tiền thưởng

Dân Việt >

Văn hóa

BHYT 2014: Tác giả và ca sĩ sẽ được chia đều tiền thưởng

4524

Dân Việt - Nhạc sĩ Tuấn Phương, Phó Ban Văn nghệ ĐTHVN, chia sẻ với báo chí, BTC chương trình BHYT sẽ xem xét và sẽ điều chỉnh lại giải thưởng để chia đều cho tác giả và ca sĩ.

  • >> "Khốc liệt" đua tranh giành giải thưởng 1 tỷ
  • >> Những mỹ nữ quyến rũ trến sóng truyền hình Việt
  • >> Siu Black dẫn đầu "Bài hát yêu thích tháng 9"
  • >> Thu Minh "hạ gục" Siu Black, Bài hát yêu thích thuộc về ai?

Tại cuộc họp báo tổng kết cuối năm BHYT 2013, rất nhiều ý kiến của các nhà báo cũng như của các nhạc sĩ đều cho rằng, số tiền giải thưởng của giải BHYT nên chia đều cho tác giả và ca sĩ, bởi tác giả là người tạo ra bài hát để ca sĩ có thể thăng hoa và tạo nên thành công cho phần biểu diễn.

Các thành viên BTC của Bài hát yêu thích

Ngay sau nhiều ý kiến của các nhà báo, nhạc sĩ Tuấn Phương, Phó Ban Văn nghệ ĐTHVN, trả lời, BTC sẽ xem xét và điều chỉnh lại giải thưởng và chia đều cho cả tác giả và ca sĩ.

Cũng tại buổi họp báo, Bà Vương Bích Thu, Phó Trưởng Ban tổ chức BHYT cho biết, năm 2014, BHYT sẽ có nhiều thay đổi, việc thắt chặt trong bình chọn bằng tin nhắn (1 bình chọn/1 thuê bao/1 ngày và giảm xuống chỉ còn chiếm 10% trong tổng kết quả bình chọn), cuộc đua về bình chọn tin nhắn của năm 2013 không còn "nóng" như năm 2012. Và năm 2014, BTC sẽ vẫn duy trì về cách bình chọn này.

Bà Vương Bích Thu - Phó Ban tổ chức chương trình BHYT

Bà Vương Bích Thu - Phó Trưởng Ban tổ chức chương trình BHYT

Ngoài ra việc thay đổi quy định về bình chọn bằng lượt nghe/xem trực tuyến để hạn chế và đi đến loại bỏ những cuộc chạy đua về bình chọn về lượt nghe/xem. Bắt đầu từ liveshow tháng 1/2014, khi bình chọn bằng lượt nghe/xem trực tuyến, mỗi IP sẽ vẫn được tính 5 lượt bình chọn/1 ngày, tuy nhiên giữa các lượt nghe/xem sẽ phải cách nhau một khoảng thời gian là 15 phút, chứ không được tính liên tục như năm 2013.

Nhạc sĩ Huy Tuấn

Tiếp đến, về hội đồng khán giả đại diện, sẽ được thay đổi 50% thành phần tại liveshow tháng 1/2014 so với năm 2013, nhằm đem lại những góc nhìn mới, làm tăng tính khách quan cho Bảng xếp hạng. Đối tượng vẫn sẽ là những khán giả yêu âm nhạc trên khắp cả nước, phân bổ đa dạng ở các ngành nghề, độ tuổi... Hội đồng này sẽ được thay đổi 10% trong mỗi liveshow tiếp theo.

Ca sĩ Bảo Trâm, MC Thùy Linh, tạo dáng trước buổi họp báo

Ca sĩ Bảo Trâm, MC Thùy Linh, tạo dáng trước buổi họp báo

Ngoài ra, Hội đồng tuyển chọn cũng được thay đổi 50% nhằm làm mới cho chương trình với thành viên là các nghệ sỹ ở nhiều dòng nhạc khác nhau và các nhà báo uy tín, theo dõi sát sao đời sống âm nhạc trong nước.

Ngoài 8 thành viên của năm 2013 là nhạc sỹ Nguyễn Cường, NSND Thanh Hoa, nhạc sỹ Huy Tuấn, nhạc sỹ Anh Quân, nhạc sỹ Dương Khắc Linh, nhạc sỹ Giáng Son, nhà báo Hữu Trịnh và nhà báo Ngô Bá Lục; Hội đồng tuyển chọn năm nay sẽ được bổ sung thêm 7 thành viên, bao gồm nhạc sỹ Phó Đức Phương, nhạc sỹ An Thuyên, nhạc sỹ Bảo Chấn, nhạc sỹ Hoài Sa, nhạc sỹ Lương Minh, nhạc sỹ Tào Tuấn Phương và nhạc sỹ Việt Anh.

Từ khoá: thay đổi gia bão

Làm sạch mũ bảo hiểm đúng cách

Việc vệ sinh mũ không chỉ đơn giản là lau sạch bụi bẩn bởi nếu mặt kính ngoài xước, lái xe khó quan sát đường.

5 lưu ý bảo dưỡng xe máy bền đẹp

Vị trí nào trên mũ bảo hiểm nguy hiểm nhất?

1-5221-1387966132.jpg
 

Để công việc diễn ra xuôn sẻ, cần chuẩn bị: bàn chải đánh răng cũ, bàn chải mềm, tăm bông, vải sạch, miếng bọt biển và chất làm sạch.

Rửa sạch tay. Đảm bảo rằng quần áo đang mặc không bám bụi. Bởi nếu có chúng sẽ làm xước mũ khi cọ rửa.

2-9692-1387966133.jpg

Tuần tự tháo các chi tiết. Nếu chưa chắc chắn về cách thực hiện, hãy liên hệ với nhà sản xuất để được hỗ trợ. Tránh dùng lực mạnh hoặc dụng cụ cứng để tách các chi tiết bởi rất có thể sẽ làm gẫy lẫy hãm hoặc khóa. Chụp hình trạng thái lắp ghép giữa các chi tiết trước mỗi bước tháo mang tính quyết định để tham khảo.

3-1283-1387966133.jpg

Xếp các chi tiết theo trình tự để không bị lẫn và dễ lấy khi cần. Chỉ tháo các chi tiết nếu cần.

4-4684-1387966133.jpg

Hầu hết các loại mũ bảo hiểm đều có 2 tấm ốp sườn. Tháo rời và ngâm chúng trong nước ấm có độ PH trung tính hoặc nước pha dầu gội trẻ em. Dùng khăn xoa, rồi rửa sạch. Ngâm mũ trong nước ấm có pha thêm chút dầu gội, dùng khăn sạch lót dưới đáy chậu để tránh làm xước sơn. Tiếp tục cọ rửa bằng khăn và bàn chải mềm. Làm sạch chúng bằng nước lạnh. Đặt mũ và các chi tiết ướt trước quạt gió để hong khô.

5-7685-1387966133.jpg

Làm sạch kính chắn gió là khâu quan trọng nhất. Bởi nếu bị xước, kính sẽ lóa khi xe ngược chiều bật đèn, nhanh mờ khi đi dưới trời mưa hoặc thời tiết ẩm. Lau kính bằng vải chuyên dụng. Ngâm kính trong nước ấm và quết lên một chút xà phòng. Thao tác vệ sinh nhẹ nhàng, đặc biệt trên bề mặt kính có lớp chống lóa. Sau khi làm khô, bôi lên kính hoạt chất chống sương mù.

6-2852-1387966133.jpg

Lau sạch bề mặt ngoài của mũ bằng khăn mềm và chất tẩy nhẹ. Chất tẩy có nguồn gốc từ dầu mỏ sẽ làm hỏng lớp sơn ngoài. Một lần nữa sử dụng nước ấm. Cẩn trọng không dùng lực mạnh. Dùng tăm bông để rửa các lỗ thông gió nếu cần thiết.

7-8980-1387966133.jpg

Sử dụng bàn chải ở những nơi tay không thể vươn tới. Lặp lại các thao tác này một vài lần.

Sử dụng bút sơn để xóa các vết đá dăm. Cách này không thật hoàn hảo nhưng sẽ làm mờ các vết xước, đồng thời chống nước thâm nhập.

8-4773-1387966133.jpg

Dùng mỡ silicon bôi trơn các khớp nối. Nhớ lau sạch phần mỡ thừa.

Cuối cùng, ráp các chi tiết lại theo trình tự ngược với lúc tháo. Đảm bảo các chi tiết ở đúng vị trí để thực hiện theo chức năng đã định.

Đánh bóng toàn mũ, đặc biệt là kính chặn. Lớp đánh bóng tốt giữ nước đọng thành giọt và lăn trên kính giúp dễ quan sát.

Bảo Sơn

Từ khoá: bão

Vợ sinh con, chồng có thể được trợ cấp

Cụ thể, đề xuất sửa luật lần này đưa ra nhiều ưu đãi trong chế độ thai sản. Chẳng hạn cho cha được nghỉ việc có hưởng bảo hiểm từ năm đến bảy ngày tùy trường hợp mẹ sinh con thường hay sinh mổ. Lao động nữ phải nghỉ việc do khó khăn mang thai, không đóng đủ bảo hiểm xã hội (BHXH) 6/12 tháng trước khi sinh con thì khi sinh vẫn được hưởng chế độ thai sản. Đáng chú ý, trường hợp chỉ có chồng tham gia BHXH thì sẽ được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương khi vợ sinh con.

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu

Lý giải cho đề xuất này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng Việt Nam bắt đầu vào giai đoạn già hóa dân số, nếu tiếp tục giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như hiện nay thì sẽ thiếu hụt lao động. Mặt khác, tuổi hưu 60 với nam, 55 với nữ có phần lãng phí bởi kinh tế phát triển, dinh dưỡng tốt thì tuổi này vẫn còn lao động được. Chưa kể, không điều chỉnh tăng thì quỹ BHXH sẽ sớm mất cân đối khả năng chi trả.

Về giải pháp, tổng hợp ý kiến của các thành viên Chính phủ và địa phương cho thấy nghiêng theo hướng điều chỉnh ngay từ năm 2016. Theo đó, điều kiện về tuổi để được nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng mỗi năm thêm bốn tháng tuổi, cho đến khi đạt 60 tuổi với nữ và 62 tuổi với nam. Với đối tượng là lực lượng vũ trang đang áp dụng tuổi nghỉ hưu riêng theo luật chuyên ngành thì lộ trình này sẽ được áp dụng trễ hơn, kể từ 2020. Với cách làm ấy, tuổi tham gia lao động sẽ được kéo dài dần dần, không ảnh hưởng lớn đến việc làm của lao động trẻ.

Theo đề xuất, chế độ thai sản của phụ nữ hưởng được nhiều ưu đãi. Ảnh minh họa: HTD

Một vấn đề khác được đề xuất sửa đổi lần này là mức lương đóng BHXH. Hiện tại, mức lương tính làm cơ sở đóng BHXH đang thấp hơn nhiều so với thu nhập thực tế, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. Để khắc phục, dự thảo luật sửa đổi đề xuất lương cơ sở gồm lương và "phụ cấp lương" ghi trên hợp đồng lao động hoặc gồm cả "các khoản bổ sung khác" ghi trên hợp đồng.

Mở rộng điều kiện sở hữu nhà cho người nước ngoài

Cũng trong buổi họp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã báo cáo dự án sửa đổi Luật Nhà ở. Trong nhiều nội dung được đưa ra, đáng chú ý là sẽ mở rộng đối tượng, điều kiện để Việt kiều và tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở. Tham gia ý kiến, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng dự thảo chưa mở ra nhiều cơ hội cho người nước ngoài.

"Chúng ta cần thay đổi tư duy. Nhà, đất vẫn đó, họ có mang được ra khỏi Việt Nam đâu mà hạn chế sở hữu. Quy định được cho, tặng nhưng thực tế là lách hết. Mua, đầu tư chứ ai mà cho, tặng cả cái nhà" - ông nói.

Phân tích về nhu cầu, ông Vinh cho biết chỉ riêng người Hàn Quốc ở Việt Nam đã tới 130.000, có nhu cầu rất lớn về sở hữu nhà ở nhưng vì quy định của ta rất khắt khe mà họ phải đi thuê mướn, phải gian dối để trốn thuế. Trong khi đó, bất động sản tồn đọng chủ yếu là căn hộ trung - cao cấp, phù hợp với đối tượng này. Nếu nới chính sách ra thì sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản đang trầm lắng mấy năm nay.

Tham gia ý kiến cá nhân vào nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị nới điều kiện mua bán, sở hữu nhà cho người nước ngoài thêm nữa. "Singapore rất đơn giản. Cứ nhập cảnh vào là mua nhà thoải mái nhưng thủ tục thuế rất chặt chẽ. Tôi đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu thêm các ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo" - người đứng đầu Chính phủ nói.

Không có Luật Tiếp cận thông tin là không được!

Theo dự thảo kế hoạch thi hành Hiến pháp của Chính phủ, tất cả bộ, ngành, tỉnh, thành sẽ phải rà soát các văn bản hiện hành, kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi cho phù hợp với Hiến pháp mới. Trong số này, ngoài các luật về tổ chức bộ máy, nhiều luật liên quan tới quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng sẽ được nghiên cứu sửa đổi.

Góp ý cho kế hoạch, Thủ tướng đề nghị các bộ chuẩn bị kỹ lưỡng các dự luật an toàn thông tin, tiếp cận thông tin và sửa Luật Báo chí. Trong đó, hai luật tiếp cận thông tin và báo chí từng được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa trước nhưng ra bàn cụ thể thì vẫn còn ý kiến khác nhau nên nay vẫn còn dang dở.

"Thời đại thế này, không có Luật Tiếp cận thông tin không được đâu. Quyền được thông tin đã được hiến định rồi, giờ phải quy định cụ thể cái gì đáng mật thì mật và mật thì cũng phải có thời hạn giải mật. Quy định rõ ra, ai vi phạm thì xử lý nghiêm. Xã hội càng minh bạch càng tốt" - Thủ tướng nhấn mạnh.

NGHĨA NHÂN

Từ khoá: quy định dự thảo bảo hiểm xã hội chính phủ người lao động bão kế hoạch nguyễn tấn dũng thủ tướng việt nam bất động sản bhxh lao động xây dựng xử lý nghiêm gia thai sản thông tin

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Điểm mặt các 'chúa chổm'

 Thẩm mỹ Hàn Quốc

Báo động nợ đọng BHXH - Bài 1:

> Nợ đọng BHXH vượt mốc 10.000 tỷ đồng

> Khi học sinh, sinh viên thờ ơ với bảo hiểm y tế

TP - Tính đến thời điểm hiện tại, số nợ đọng BHXH là hơn 10.659 tỷ đồng. Tại nhiều địa phương, có hàng loạt doanh nghiệp (DN) "chúa chổm" khi số nợ lên tới hàng chục tỷ đồng nhưng không chịu trả.

NLĐ điêu đứng vì bị DN trục lợi BHXH. Ảnh: Phong Cầm
NLĐ điêu đứng vì bị DN trục lợi BHXH. Ảnh: Phong Cầm.

DN đua nhau nợ bảo hiểm

BHXH Việt Nam cho biết, nợ đọng BHXH đã ở mức kỷ lục khi vượt ngưỡng 15.000 tỷ đồng. Nếu không có những biện pháp khẩn cấp và điều chỉnh các chính sách kịp thời, quyền lợi của hàng chục ngàn người lao động trên cả nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo thống kê của Ban Thu (BHXH Việt Nam), đến hết 30/11, số nợ đọng BHXH đã lên tới hơn 10.659 tỷ đồng. Trong đó, nợ BHXH bắt buộc hơn 7.193 tỷ đồng; nợ BHYT hơn 2.912 tỷ đồng và nợ BHTN hơn 552,2 tỷ đồng. Riêng với nợ BHXH bắt buộc, nợ trên 6 tháng trở lên đã lên tới hơn 3.209 tỷ đồng.

"Số DN nợ đọng BHXH trên sáu tháng trở lên đang ngày một gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động (NLĐ)", một cán bộ Ban Thu cho biết. Theo cán bộ này, khi DN nợ sáu tháng trở lên, BHXH các địa phương buộc phải phân loại và hoàn thiện hồ sơ để khởi kiện ra tòa, đòi quyền lợi chính đáng cho NLĐ.

"Vì DN không đóng BHXH nên khi NLĐ bị ốm đau, bệnh tật hay tai nạn sẽ không được hưởng các chế độ theo quy định. Thậm chí, có DN lấy tiền nợ đọng BHXH của NLĐ để lo vào các hoạt động kinh doanh khác", vị cán bộ Ban Thu cho biết.

Trong danh sách nợ đọng BHXH "khủng" của BHXH Việt Nam, có nhiều tên tuổi lớn. Thậm chí có những DN nợ hơn 20 tỷ đồng BHXH. Tại khu vực miền Nam, nằm trong "top" 10 DN nợ đọng BHXH lớn có thể kể đến như: Cty CP Mai Linh miền Nam (197 Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Q.7, TPHCM) nợ hơn 21,8 tỷ đồng tiền BHXH; Cty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ rừng Trường Thành (DT 743 Bình Chuẩn Thuận An, Bình Dương) nợ hơn 21,4 tỷ đồng; Cty TNHH Chợ Lớn Taxi (Quận 7, TPHCM) nợ hơn 14,5 tỷ đồng; Cty TNHH Deluxe Taxi (197 Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Q.7, TPHCM) nợ hơn 12,3 tỷ đồng; Cty CP dịch vụ bưu chính (97 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TPHCM) nợ hơn 10,1 tỷ đồng...

Tại miền Bắc, cũng có nhiều "chúa chổm" nợ BHXH lớn. Có thể kể đến như: Cty CP Cầu Cienco1 (144/95 Vũ Quân Thiều, Long Biên, Hà Nội) nợ gần 15,9 tỷ đồng; Cty TNHH May mặc XK VIT Garment (KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội) nợ hơn 14,6 tỷ đồng; Cty CP Lilama 3 (lô 24-25 KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội) nợ hơn 11,5 tỷ đồng.

Tại một số tỉnh cũng có nhiều doanh nghiệp tên tuổi nhưng nợ đọng BHXH lớn như: Cty CP Cosevco 6 (TP Đồng Hới, Quảng Bình) nợ hơn 11,3 tỷ đồng; Cty CP Sông Đà 8 (Mường La, Sơn La) nợ hơn 12,3 tỷ đồng...

DN không sợ bị kiện ra tòa

Ông Lê Bạch Hồng, Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH cho biết, số nợ đọng BHXH năm nay đã tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ông Hồng, hầu hết các DN chây ỳ không đóng bảo hiểm cho NLĐ do chỉ muốn thu lợi nhuận tối đa, không quan tâm đến quyền lợi của NLĐ.

Theo quy định, nếu người sử dụng lao động vi phạm Luật BHXH sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải nộp đủ, đúng số tiền còn thiếu theo quy định, cộng với tiền lãi ngân hàng số tiền nộp chậm. Nếu vi phạm với số lượng lớn, thời gian dài có thể bị khởi kiện tại tòa án dân sự. Tuy nhiên, thủ tục khởi kiện ra tòa tương đối phức tạp và nhiều DN thiếu hợp tác, gây khó khăn, thậm chí mặc kệ.

 "Có lẽ đã đến lúc, coi hành vi nợ đọng BHXH giống như hành vi nợ thuế nhà nước kéo dài để tùy từng mức độ, DN có thể sẽ bị xử phạt hành chính đến chịu trách nhiệm hình sự". 

Một lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

Trao đổi với PV Tiền Phong, một lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, đời sống NLĐ hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Bằng chứng là năm qua đã có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Nếu DN đua nhau nợ đọng BHXH kéo dài, càng khiến đời sống của NLĐ lâm vào cảnh bi đát nếu lỡ không may bị tai nạn hay ốm đau, bệnh tật. "Có lẽ đã đến lúc, coi hành vi nợ đọng BHXH giống như hành vi nợ thuế nhà nước kéo dài để tùy từng mức độ, DN có thể sẽ bị xử phạt hành chính đến chịu trách nhiệm hình sự", vị lãnh đạo này nói.

Thực tế, qua bảng thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, tại 63 tỉnh, thành phố đều có DN nợ đọng BHXH. Tính đến ngày 31/10, BHXH các tỉnh, thành phố chỉ thực hiện khởi kiện được 1.617 DN, thu hồi được hơn 272 tỷ đồng. DN không nộp BHXH tức là không nộp BHYT vì 2 chế độ này luôn đi kèm khi thu. Do vậy, khi DN không nộp BHXH, NLĐ cũng sẽ không được hưởng bất kỳ chính sách bảo hiểm nào.

Trong số 63 tỉnh, thành phố có DN nợ đọng BHXH, có tới 28 tỉnh, thành phố, tỷ lệ nợ so với số phải thu cao hơn tỷ lệ nợ chung toàn ngành. Trong đó, 10 địa phương tỷ lệ nợ cao (Lâm Đồng, Nghệ An, Sóc Trăng, Hà Giang, Cà Mau, Phú Thọ, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Hòa Bình, Bình Thuận).

Lãnh đạo BHXH cho rằng, việc nợ đọng BHXH vượt mốc 10.500 tỷ đồng đã ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của NLĐ. "Khó khăn lớn nhất hiện nay là ngành BHXH chỉ có nhiệm vụ thanh, kiểm tra mà không có chức năng xử phạt. Nhà nước cần phải điều chỉnh chính sách để làm sao DN nợ BHXH - tiền thuế của NLĐ cũng phải chịu các hình phạt tương xứng như DN nợ thuế", một lãnh đạo BHXH nói.

Còn nữa

PHONG CẦM

Từ khoá: tổng giám đốc việt nam người sử dụng lao động bảo hiểm nhà nước chính sách bảo hiểm quyền lợi bão đồng bảo hiểm chính sách người lao động tphcm kiện ra tòa khởi kiện xử phạt lao động bhxh quy định khó khăn nghiêm trọng

Năm 2014 sẽ bội chi quỹ bảo hiểm y tế

PNO - Ngày 24/12, ông Lê Văn Phúc - Phó trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, tính đến hết tháng 11/2013, đã có 44 tỉnh thực hiện điều chỉnh giá viện phí theo Thông tư 04 trên một năm, 17 tỉnh bắt đầu từ năm 2013, Hà Nội mới thực hiện từ ngày 1/8/2013.

Riêng TP.HCM dự kiến sẽ thực hiện viện phí mới vào tháng 6/2014. Trong sáu tháng đầu năm 2013, chi phí tăng thêm do áp dụng viện phí mới tăng 2.250 tỷ đồng (tăng 14.6% so với tổng chi phí chưa áp dụng giá dịch vụ y tế mới). Chưa tính Hà Nội và TP.HCM do chưa thực hiện viện phí mới và một số tỉnh mới thực hiện từ tháng 4/2013. 12 địa phương có tỷ lệ gia tăng trên 30%, cao nhất là Ninh Thuận (48.9%), Quảng Nam (42.2%), Kiên Giang (39%), Long An (39%)...

Cũng theo ông Phúc, ước tính cả năm 2013, gia tăng chi phí do thực hiện Thông tư 04 khoảng 5.300 tỷ đồng (chiếm hơn 13% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế - BHYT). Với mức gia tăng này, hiện có gần 30 tỉnh bị bội chi quỹ BHYT. Năm 2014, Bộ Y tế sẽ tiếp tục thực hiện Nghị định 85/2012 NĐ-CP của Chính phủ đưa chi phí trả chế độ phụ cấp trực, phẫu thuật thủ thuật vào giá giường bệnh, giá phẫu thuật, thủ thuật.

Như vậy, theo tính toán của Bộ Y tế, chi phí này sẽ làm tăng thêm khoảng 1.400 tỷ đồng. Ngoài ra, quỹ BHYT cũng sẽ tăng chi phí do cả Hà Nội và TP.HCM đều áp dụng đầy đủ giá viện phí mới. Do đó, dự tính năm 2014, quỹ khám chữa bệnh BHYT sẽ bội chi khoảng 9.800 tỷ đồng. Do kết dư quỹ còn khoảng 15.000 tỷ đồng nên trong một vài năm tới, quỹ BHYT vẫn còn gồng gánh được.

 

Bảo Thoa

Từ khoá: bảo hiểm xã hội bão chính sách bảo hiểm bảo hiểm xã hội việt nam gia gia tăng chi phí bảo hiểm khám chữa bệnh

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Tăng trưởng tín dụng năm 2013 chính thức không đạt mục tiêu

Hiệu quả kinh doanh của các TCTD thấp so với các năm trước đây. Chênh lệch thu nhập - chi phí luỹ kế 11 tháng năm 2013 của toàn hệ thống tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012.

Tin mới

Mệt mỏi trốn tìm, nợ xấu vẫn bị giấuMệt mỏi trốn tìm, nợ xấu vẫn bị giấu

Tết nghèo của nhân viên ngân hàngTết nghèo của nhân viên ngân hàng

Thống đốc khuyên người dân gửi tiền VNĐ vào ngân hàngThống đốc khuyên người dân gửi tiền VNĐ vào ngân hàng

Hiệu quả kinh doanh của các TCTD thấp so với các năm trước đây. Chênh lệch thu nhập - chi phí luỹ kế 11 tháng năm 2013 của toàn hệ thống tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 12/12/2013 tổng phương tiện thanh toán tăng 14,64%; huy động vốn tăng 15,61%; tăng trưởng tín dụng tăng 8,83% so với cuối năm 2012 và dự kiến sẽ cao hơn mức tăng của năm 2012 (8,91%) nhưng vẫn thấp hơn mức kế hoạch đặt ra là 12%.

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống; tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, mặc dù có những tín hiệu tốt nhưng hoạt động ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù có dấu giảm nhưng vẫn ở mức cao; chất lượng tín dụng chưa thực sự được cải thiện; nợ xấu chưa được phân loại và đánh giá đầy đủ, chính xác. 

Hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng thấp so với các năm trước đây. Chênh lệch thu nhập - chi phí luỹ kế 11 tháng năm 2013 của toàn hệ thống tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do tác động bất lợi của những khó khăn trong nền kinh tế. Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào giảm, trong khi chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh do chất lượng tài sản giảm sút.

Ngoài ra, Tổng cục thống kê cũng công bố số liệu về thị trường bảo hiểm với tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2013 ước tính đạt 44,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2012. Trong đó, phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 24 nghìn tỷ đồng, tăng 5%, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 20,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11%.

Khánh Linh

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khoá: chi phí trích lập dự phòng bảo hiểm nhân thọ thị trường bảo hiểm khả năng thanh toán nền kinh tế bảo hiểm bão kinh doanh thống kê doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tín dụng phí bảo hiểm bảo hiểm phi nhân thọ gia

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Vì sao bảo hiểm thất nghiệp lại "chuyển địa chỉ"?

(ĐTCK) Quy định về bảo hiểm thất nghiệp tại Luật Bảo hiểm xã hội 2006 đã được thay thế bằng các quy định về bảo hiểm thất nghiệp tại Luật Việc làm, vừa được Quốc hội thông qua ngày 16/11/2013.

    LS. Trịnh Văn Quyết, Tổng giám đốc Công ty Luật SMiC cho rằng, việc "chuyển địa chỉ" quy định về bảo hiểm thất nghiệp nói trên là phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

    Quy định về bảo hiểm thất nghiệp tại Luật Bảo hiểm xã hội 2006 đã được thay thế bằng các quy định về bảo hiểm thất nghiệp tại Luật Việc làm, vừa được Quốc hội thông qua ngày 16/11/2013.LS. Trịnh Văn Quyết, Tổng giám đốc Công ty Luật SMiC cho rằng, việc "chuyển địa chỉ" quy định về bảo hiểm thất nghiệp nói trên là phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

     LS. Trịnh Văn Quyết

    Luật Việc làm được Quốc hội thông qua ngày 16/11/2013 đã thay thế các quy định về bảo hiểm thất nghiệp tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Ông đánh giá sao về sự thay đổi này?

    Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, phần lớn các nước quy định chính sách bảo hiểm thất nghiệp hay bảo hiểm việc làm tại một văn bản luật riêng hoặc quy định trong Luật Việc làm. Ví dụ tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Đức, Argentina, Mông Cổ.... Chỉ có một số nước quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội như Thái Lan và Mỹ.

    Lý do quan trọng nhất, là mục tiêu của bảo hiểm thất nghiệp có sự khác biệt so với bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm ngắn hạn, nhằm hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo, đào tạo lại tay nghề cho người lao động thất nghiệp để họ sớm tìm được việc làm; đồng thời, có hỗ trợ, bù đắp một phần thu nhập của người lao động trong thời gian thất nghiệp.

    Mục tiêu ngắn hạn này khác với bảo hiểm xã hội, trong đó trụ cột chính là bảo hiểm hưu trí, là bảo hiểm dài hạn. Mục tiêu chính của báo hiểm xã hội là sự bảo đảm, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi nghỉ hưu....

    Nghiên cứu kỹ, có thể thấy việc chuyển chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ Luật Bảo hiểm xã hội sang Luật Việc làm không làm thay đổi mô hình tổ chức, không gây xáo trộn về hoạt động quản lý Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, cũng như triển khai thực hiện chính sách này.

     

    So với quy định cũ, đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Việc làm đã được mở rộng. Trong bối cảnh hiện nay, điều này có ý nghĩa gì, thưa ông?

    Theo Luật Việc làm thì bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng bắt buộc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

    Trong khi đó, bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên và người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 người lao động trở lên.

    Tôi nghĩ, việc mở rộng đối tượng người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đối tượng người lao động. Quy định này có ý nghĩa to lớn, gián tiếp góp phần giảm tình trạng lao động thất nghiệp, giảm bớt khó khăn gánh nặng cho các doanh nghiệp đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế còn khủng hoảng như giai đoạn hiện nay.

     

    Thực tiễn thi hành các quy định trước đây về bảo hiểm thất nghiệp không mấy hiệu quả, đặc biệt là quy định về việc hỗ trợ tìm việc làm cho người thất nghiệp. Theo đánh giá của ông, quy định về vấn đề này tại Luật Việc làm có khắc phục được tình trạng này không?

    Theo quy định của Luật Việc làm, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm và hỗ trợ người lao động tìm việc làm. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.

    Tuy nhiên, đây là những quy định không mới và đã được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội. Do đó, việc Luật Việc làm có khắc phục và cải thiện tình trạng hiện nay hay không, theo tôi, phụ thuộc phần lớn vào việc thực hiện và triển khai luật này.

    Trên thực tế, cũng đã diễn ra nhiều trường hợp người lao động lợi dụng quy định về bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi từ quỹ này hoặc cán bộ công nhân viên chịu trách nhiệm kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gây khó dễ cho người lao động.

    Hiện nay, Luật Việc làm đã được thông qua nhưng phải đến năm 2015 mới bắt đầu có hiệu lực. Do đó, theo tôi, để đánh giá hiệu quả thi hành luật này thì cần thêm một thời gian nữa.

    Theo tôi, để đẩy mạnh và phát huy hiệu quả của Luật Việc làm, trong thời gian tới cần thực hiện nghiêm túc một số vấn đề sau.

    Thứ nhất, cần triển khai xây dựng ngay các nghị định và thông tư hướng dẫn để có thể thực thi ngay luật này khi luật có hiệu lực thi hành.

    Thứ hai, cần thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Việc làm đến người lao động và người sử dụng lao động trên cả nước để người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp để đến khi vi phạm mới xử phạt vi phạm thì vừa không hiệu quả, vừa không đảm bảo sự minh bạch trong triển khai thi hành pháp luật.

    Thứ ba, cần chuẩn bị dần để đảm bảo tổ chức thực hiện tốt việc giám sát thực thi quy định của luật này, đặc biệt là khâu tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp để tránh phát sinh tiêu cực.

     

    Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm trong Luật Việc làm được nhiều ý kiến đánh giá là một trong những quy định mang tính nhân văn cao. Ông có thể đánh giá kỹ hơn về chính sách này?

    Từ góc nhìn của tôi, Luật Việc làm đã thể hiện tính nhân văn ở quy định Nhà nước thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm từ quỹ quốc gia về việc làm. Đối tượng được vay vốn từ quỹ này chỉ bao gồm: doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh; người lao động.

    Quy định này đã hướng tới đúng đối tượng cần được sự trợ giúp, ưu đãi về vốn; khuyến khích các cá nhân có thể tự tạo việc làm cho mình và các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất tạo thêm nhiều việc làm.

    Đồng thời, có thể thấy các quy định về điều kiện vay vốn là khá đơn giản, tạo thuận lợi cho người có nhu cầu vay vốn.

    Tuy nhiên, để chính sách tín dụng ưu đãi thực sự phát huy được tác động tích cực nói trên, theo tôi cần có quy định cụ thể, hướng dẫn thêm của Chính phủ về mức vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.

     

    "Dịch vụ việc làm" là một thuật ngữ mới xuất hiện tại Luật Việc làm. Theo đánh giá của ông, quy định này có ý nghĩa thế nào đối với thị trường lao động?

    Thực chất, đây không phải là một thuật ngữ mới. Quy định về tổ chức dịch vụ việc làm đã được quy định tại điều 14 Bộ luật Lao động 2012.

    Tuy nhiên, trong Luật Việc làm, quy định về "dịch vụ việc làm" được làm rõ hơn, bao gồm: tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.

    Theo tôi, các quy định này sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường lao động Việt Nam hiện nay.

    Đó chính là cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động, tạo điều kiện giúp người lao động được làm những công việc phù hợp với nguyện vọng và trình độ của mình, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, giúp người lao động có việc làm và thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình, góp phần giúp xã hội phát triển lành mạnh.

    Luật Việc Làm quy định hai hình thức tổ chức dịch vụ việc làm, bao gồm: rrung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

    Trung tâm dịch vụ việc làm là tổ chức dịch vụ công về việc làm, là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, thực hiện hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động.

    Trong khi đó, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thu phí đối với các hoạt động dịch vụ việc làm và là một ngành kinh doanh có điều kiện, phải được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.

     

     

Từ khoá: luật bảo hiểm xã hội thị trường lao động người lao động tham gia bảo hiểm bảo hiểm thất nghiệp doanh nghiệp chính sách hiệu quả vay vốn tín dụng quy định bảo hiểm mô hình tổ chức quản lý quỹ bảo hiểm xã hội đồng bảo hiểm tổng giám đốc bắt buộc luật bảo hiểm bảo hiểm việc làm bảo hiểm hưu trí dịch vụ gia chính sách bảo hiểm thời hạn bộ luật lao động bão phát triển lành mạnh việc làm quỹ bảo hiểm mở rộng người sử dụng lao động hợp đồng chấm dứt hợp đồng luật việc làm lợi ích hợp pháp triển khai

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Saudi Arabia tự hành động để đảm bảo an ninh khu vực

Đại sứ Saudi Arabia tại Vương quốc Anh Mohammed bin Nawaf bin Abdulaziz ngày 18/12 nhận định các chính sách của Phương Tây đối với Iran và Syria là một "sự cá cược mạo hiểm" và Saudi Arabia sẵn sàng tự hành động để đảm bảo an ninh khu vực.

Ông Mohammed bin Nawaf bin Abdulaziz. Ảnh: thetimes.co.uk

Trong một bài bình luận đăng trên tờ "New York Times", ông Abdulaziz nêu rõ: "Chúng tôi nhận thấy nhiều chính sách của Phương Tây đối với Iran và Syria mang lại rủi ro cho sự ổn định và an ninh tại Trung Đông. Đây là một sự cá cược mạo hiểm khiến chúng tôi không thể tiếp tục im lặng và đứng nhìn".

Những cảnh báo thẳng thắn trên là bình luận mới nhất trong một loạt tuyên bố công khai của các nhân vật cấp cao Saudi Arabia để thể hiện sự không hài lòng với những bước đi ngoại giao của Mỹ và Phương Tây đối với Syria và Iran trong thời gian gần đây.

T.N (Theo AFP)

Từ khoá: iran

Mất quyền lợi vì cái biên bản

GiadinhNet - Trên đường đi làm, bị tai nạn nhưng vì ở vùng sâu, vùng xa, vì phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu cho kịp thời nên không thể lập biên bản, người lao động cũng có thể mất chế độ.

Mất quyền lợi vì cái biên bản 1

Nhiều lao động mất quyền lợi về bảo hiểm khi bị tai nạn hoặc thất nghiệp. (Ảnh minh họa)

Cả mấy năm trời đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng cái "tháng liền kề" mà "quên" hoặc không thể đóng, người thất nghiệp sẽ mất đứt quyền lợi...

Mất chế độ do thiếu... biên bản

Theo Bộ LĐ, TB&XH, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi người lao động bị tai nạn lao động (TNLĐ), mắc bệnh nghề nghiệp (BNN) sẽ được hưởng các chi phí về y tế, tiền lương trong quá trình điều trị và tiền bồi thường từ chủ sử dụng lao động. Lao động bị TNLĐ, BNN suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên được hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN một lần, trường hợp suy giảm từ 31% trở lên thì sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng.         Người lao động bị chết do TNLĐ-BNN thì thân nhân được hưởng trợ cấp bằng 36 tháng lương tối thiểu chung, hưởng chế độ tử tuất theo quy định...

Tuy nhiên, trên thực tế, hàng loạt các bất cập đã nảy sinh khiến người lao động không được hưởng hay biết cụ thể quyền lợi của mình trong các trường hợp không may bị tai nạn. Thực tế này khiến cơ quan bảo hiểm không hoặc giải quyết mỗi nơi một phách. Các trường hợp "khó xử" phát sinh từ thực tiễn gồm: Lao động tham gia phong trào thể thao, văn hóa, văn nghệ, thăm người ốm, viếng...do đơn vị tổ chức, tham gia giao lưu với đơn vị khác hoặc được cơ quan đơn vị cử đi mà bị tai nạn; Lao động bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc nhưng không thực hiện công việc được phân công hàng ngày; Lao động bị tai nạn trong giờ, tại nơi làm việc hoặc trên đường đi công tác nguyên nhân do bệnh lý hoặc do sử dụng chất kích thích, say rượu, bia hoặc xích mích cá nhân...

Các trường hợp khác được coi là TNLĐ, thủ tục hồ sơ làm cơ sở xét hưởng chế độ BHXH chưa có quy định cụ thể. Trong đó, điển hình là là trường hợp bị tai nạn trên tuyến đường đi làm ở nơi vùng sâu, xa không gần nơi dân cư, trụ sở công an, trường hợp tai nạn cần cấp cứu ngay hoặc tại lúc bị tai nạn thì bình thường, sau đó mới phát hiện bị thương... Thông thường số trường hợp này khi xảy ra tai nạn không được lập biên bản nên người lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định.

Chủ "quên", nhân viên "chết"

Người lao động bị mất việc cũng đang đứng trước nguy cơ nằm ngoài diện "phủ sóng" của chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Nguyên nhân là do quy định "tháng liền kề" đóng bảo hiểm tự nguyện trong Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH do Bộ LĐ, TBXH ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 32/2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm tự nguyện.

Luật sư Phạm Ngọc Minh, Đoàn luật sư Hà Nội cho biết, Luật BHXH có quy định người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải là người đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp, đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH, chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp... Đây là những quy định mang tính chất chung chung. Mới đây, thông tư 04 lại giải thích bổ sung thêm phần "đang đóng bảo hiểm thất nghiệp" nhưng phải "có tháng liền kề" đóng bảo hiểm tự nguyện khiến không ít lao động khốn khổ, mất quyền lợi dù đã có thời gian dài đóng loại bảo hiểm này.

Thực tế tại các trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐ, TB&XH địa phương, nơi tiếp nhận đăng ký và giải quyết bảo hiểm tự nguyện cho thấy có hàng "tá" nguyên nhân khiến người lao động không được đóng bảo hiểm tự nguyện tháng liền kề. Chị Trần Thị Dung, nhân viên công ty bất động sản có trụ sở tại Mỹ Đình (Hà Nội) cho biết, trước đây các chính sách liên quan đến quyền lợi người lao động trong đó có bảo hiểm tự nguyện được chủ doanh nghiệp thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, sau vài năm cầm cự, thời gian gần đây đến lương nhân viên công ty còn phải "khất nợ". Khi trả được số tiền nợ lương thì công ty phá sản và đương nhiên, nhiều tháng công ty không đóng bảo hiểm tự nguyện. Khi chị đi đăng ký để hưởng bảo hiểm tự nguyện thì mới biết mình đã "bị loại từ vòng gửi xe" vì không đáp ứng tiêu chí "tháng liền kề". Như vậy, trong nhiều năm liền đóng bảo hiểm tự nguyện, tới nay mất việc thật thì tôi và nhiều người khác lại không được hưởng" - chị Dung băn khoăn.

Theo quy định mới nêu trên sẽ có một lượng không nhỏ lao động trong các doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn, nợ BHXH... và lao động ở các loại hình doanh nghiệp đặc thù mất quyền lợi khi rơi vào cảnh thất nghiệp.

 

Minh Anh

Từ khoá: bảo hiểm tự nguyện nhân viên bảo hiểm xã hội tai nạn việc làm người lao động bảo hiểm thất nghiệp luật bảo hiểm xã hội bệnh nghề nghiệp công ty bảo hiểm quyền lợi quy định luật bảo hiểm tai nạn lao động trợ cấp chính sách bảo hiểm thông tư tnlđ bão chấm dứt hợp đồng đồng bảo hiểm tự nguyện doanh nghiệp bhxh lao động bất động sản tiền bồi thường

Dấu mốc trưởng thành của bảo hiểm Việt Nam

(ĐTCK) Năm nay ghi dấu mốc 20 năm phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Một năm khó khăn nhưng ngành bảo hiểm tiếp tục ghi dấu ấn, thể hiện sự trưởng thành vững chắc của mình.

    Nỗ lực vượt khó...

    Năm 2013 chuẩn bị khép lại. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm 11 tháng đầu năm 2013 tuy có tăng trưởng chậm lại, song vẫn đạt được những kết quả nhất định, giúp duy trì và cải thiện năng lực tài chính, hoạt động của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhiều DNBH đã tranh thủ tái cơ cấu, đặc biệt về sản phẩm và chất lượng dịch vụ để sẵn sàng tận dụng thời cơ khi kinh tế sôi động trở lại.

    Khó khăn kinh tế là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), do làm giảm tốc độ tăng nhu cầu bảo hiểm của cá nhân và tổ chức trên cả hai lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ.

    Do vậy, tốc tăng trưởng của thị trường bảo hiểm 11 tháng đầu năm 2013 và dự kiến cả năm đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012. Mặc dù vậy, con số đạt được là tương đối khả quan.

    Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường ước đạt 40.717 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 21.967 tỷ đồng, tăng 6%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 18.750 tỷ đồng, tăng 12%.

    Dự kiến cả năm 2013, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 44.388 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2012, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 23.968 tỷ đồng, tăng khoảng 5%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 20.420 tỷ đồng, tăng 11%.

    Trong 11 tháng đầu năm nay, toàn ngành bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 103.507 tỷ đồng, trong đó, doanh nghiệp nhân thọ khoảng 80.960 tỷ đồng, doanh nghiệp phi nhân thọ khoảng 22.547 tỷ đồng. Dự kiến cả năm, tổng đầu tư ước đạt 109.000 tỷ đồng, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2012.

    Các con số tăng trưởng nói trên đều chậm hơn so với năm 2012, nhưng điều đặc biệt trong năm 2013 là có thêm 1 DNBH gia nhập thị trường, sau năm 2012 không có thêm doanh nghiệp nào - lần đầu tiên kể từ ít nhất là năm 2007. DNBH mới thuộc lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ giúp nâng số DNBH hoạt động trong lĩnh vực này lên 15 và tổng số DNBH lên 58.

    Cùng với những đóng góp về đầu tư cho nền kinh tế, bảo hiểm, với ý nghĩa chính của mình, đã góp phần hạn chế tổn thất, ổn định tài chính và hỗ trợ an sinh - xã hội cho các cá nhân và doanh nghiệp thông qua tư vấn quản trị rủi ro, bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm. Theo ước tính, trong 11 tháng đầu năm 2013, tổng số tiền mà các DNBH đã bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm ước là 16.290 tỷ đồng, trong đó các DNBH nhân thọ chi trả khoảng 7.500 tỷ đồng; các DNBH phi nhân thọ chi trả khoảng 8.790 tỷ đồng.

     

    ... và tranh thủ cơ hội

    Trong lúc khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ tái cơ cấu tài chính, hoạt động để có tư thế tốt nhất đón đợi kinh tế phục hồi.

    Tái cơ cấu tài chính không chỉ là nhu cầu tự thân của các DNBH mà còn là yêu cầu từ cơ quan quản lý, khi năm 2013 gần như là năm đầu tiên triển khai đề án Tái cấu trúc các công ty chứng khoán và DNBH mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tháng 12 năm ngoái.

    Thấy được tầm quan trọng và mức độ cấp thiết của hoạt động giám sát tình trạng tài chính của DNBH, tại Hội nghị các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN do Việt Nam vừa chủ trì tổ chức (4 - 6/12), Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm đã đề xuất và được chấp thuận đưa vào thảo luận 3 nội dung là: hệ thống cảnh báo sớm, giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ; quản trị doanh nghiệp và nâng cao năng lực quản lý, giám sát.

    Về hoạt động, mặc dù vẫn còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh để giành giật thị phần, nhưng đã có nhiều DNBH bắt đầu chú trọng đến hiệu quả nghiệp vụ hơn là tăng doanh thu, thị phần bằng mọi giá. Để tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ, các DNBH đã tiến hành trên mọi mặt có liên quan, từ nghiên cứu, định phí, thiết kế sản phẩm, đến đào tạo nhân viên, đại lý, chăm sóc khách hàng...

    Theo đó, năm 2013 chứng kiến sự ra đời của hàng loạt sản phẩm bảo hiểm mới, đặc biệt trong lĩnh vực nhân thọ. Cùng với đó là nhiều phương thức bán hàng mới, hiện đại, trong đó đáng chú ý là các sản phẩm bảo hiểm liên kết ngân hàng, các sản phẩm ứng dụng công nghệ tin học -  viễn thông.

    Tính đến nay, tổng cộng đã có 800 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đăng ký với Bộ Tài chính, 350 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được Bộ Tài chính phê duyệt, 3 sản phẩm bảo hiểm bắt buộc được Bộ Tài chính ban hành.

    Đặc biệt, toàn ngành bảo hiểm đang nỗ lực để cho ra đời những sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện đầu tiên, góp phần đáp ứng nhu cầu vô cùng lớn của đa số người dân trong bối cảnh các chính sách hưu trí của Nhà nước đã tiệm cận quá tải. Đây thực sự là một cơ hội rất lớn đối với các DNBH.

    Và như phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại Hội nghị các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN nói trên, "nhu cầu bảo hiểm của người dân, của các tổ chức kinh tế - xã hội sẽ ngày càng tăng lên, đây là cơ hội để thị trường bảo hiểm phát triển".

    >>Bảo hiểm nỗ lực cắt dây lỗ nghiệp vụ

    >>Bảo hiểm hưu trí: Đường dài phía trước

    >>BIC bảo hiểm cho chủ thẻ BIDV

    >>Bảo hiểm xe cơ giới: "Bánh to" khó nuốt

Từ khoá: tái cấu trúc thị trường bảo hiểm chất lượng dịch vụ quản trị rủi ro nhu cầu bảo hiểm không lành mạnh sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hạn chế tổn thất tiền bảo hiểm khó khăn bảo hiểm hưu trí doanh nghiệp bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ bão bảo hiểm xe cạnh tranh không lành mạnh ngành bảo hiểm tầm quan trọng tổ chức kinh tế lĩnh vực bảo hiểm doanh thu doanh thu phí bảo hiểm sản phẩm kinh tế phát triển thị trường cục quản lý và giám sát bảo hiểm nhu cầu bảo hiểm nhân thọ sản phẩm bảo hiểm vụ bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm bảo hiểm phi nhân thọ tài chính năng lực tài chính chất lượng sản phẩm đồng bảo hiểm nền kinh tế doanh nghiệp nhân thọ nhân thọ dnbh ổn định tài chính doanh nghiệp chăm sóc khách hàng bảo hiểm bắt buộc quản lý bảo hiểm phát triển thị trường bảo hiểm tăng trưởng phí bảo hiểm thiết kế sản phẩm kinh tế thị trường bộ tài chính thị trường bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm bắt buộc thị trường bảo hiểm việt nam phi nhân thọ trả tiền bảo hiểm

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố

Điều đáng báo động khi trẻ nhỏ được bố mẹ mặc vô cùng ấm nhưng lại "quên" đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Dường như "quên" mũ bảo hiểm cho con trẻ đã trở thành "bệnh" chung của các bậc cha mẹ khi đến đón con tại các cổng trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở tại Hà Nội nhiều năm nay.

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 1

Trong cái lạnh cắt da cắt thịt giữa mùa đông xứ Bắc các bậc cha mẹ được trang bị áo phao, găng tay, khẩu trang và mũ bảo hiểm kín mít còn những đứa trẻ lại ăn mặc hở hang thậm chí "quên" luôn đội mũ bảo hiểm cho con em mình.

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 2

Các ông bố cũng "quên" đội mũ cho con, thậm chí nhiều người biện minh cho hành động kỳ quặc này là quãng đường di chuyển ngắn hay thậm chí là lực lượng CSGT ít xử phạt những trường hợp này.

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 3

Tuy nhiên, theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì tất cả người điều khiển giao thông và người ngồi sau vẫn phải đội mũ bảo hiểm. Ngoài việc chấp hành luật thì điều quan trọng nhất là bảo vệ tính mạng của con em mình là vấn đề hàng đầu.

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 4

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 5

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 6

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 7

Phụ huynh lơ là việc đội mũ bảo hiểm cho con khi đi trên đường. Ảnh: Lê Ninh

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 8

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 9

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 10

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 11

Chúng tôi đứng trước giờ tan học của một trường tiểu học nhưng để tìm thấy một bậc phụ huynh đội mũ cho con em rất khó khăn.

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 12

Ông bố này đến đón 2 con gái nhưng chỉ mang 1 chiếc mũ bảo hiểm duy nhất cho mình...

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 13

Và vô tư vi phạm luật giao thông, phó mặc trước những hiểm nguy rình rập đối với con em mình.

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 14

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 15

Những tấm pa-nô tuyên truyền về việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ nhỏ được treo trước cổng nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở nhưng dường như các bậc phụ huynh chẳng hề quan tâm. Điều này vô hình chung đã tạo nên một thói quen xấu mà họ đâu biết rằng những tai nạn giao thông có thể ập đến bất cứ lúc nào. Theo nghị định về ATGT thì hành vi không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em sẽ bị phạt 200.000 đồng.

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 16

Từ người đi xe phân phối nhỏ...

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 17

... Tới xe tay ga

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 18

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 19

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 20

"Quên" mũ bảo hiểm nhưng vẫn vô tư đi đường. Ảnh: Lê Ninh

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 21

Quy định không được sử dụng mũ bảo hộ lao động thay mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nhưng tiện thể thì cứ đi cho xong việc. Ảnh: Lê Ninh

Hà Nội: Lạnh cắt da cắt thịt, nhiều người vẫn vô tư đầu trần xuống phố 22

Chở hàng cồng kềnh nhưng "quên" mũ bảo hiểm càng tăng thêm sự nguy hiểm trên đường. Ảnh: Lê Ninh

Từ khoá: giao thông đường bộ tai nạn giao thông tham gia giao thông giao thông bảo hiểm bảo hiểm cho trẻ bão bảo hiểm cho trẻ em

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

200 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm

(TNO) Rạng sáng 17.12, Bệnh viện Quân đoàn 4 (thị xã Dĩ An, Bình Dương) tiếp nhận hàng chục công nhân Công ty TNHH Long Huei (chuyên sản xuất mũ bảo hiểm, Khu công nghiệp Sóng Thần 2, thị xã Dĩ An) nhập viện trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng...

Trên 200 công nhân bị nôn ói, tiêu chảy phải nhập viện

Công nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm được điều trị tại Bệnh viện Quân đoàn 4 - Ảnh: Đỗ Trường

Theo các bác sĩ, đây là những công nhân làm ca đêm, sau khi ăn bữa cơm chiều tại bếp ăn tập thể của công ty thì có biểu hiện đau bụng, nôn ói phải nhập viện khẩn cấp.

Đến 8 giờ sáng, số công nhân có biểu hiện tương tự phải nhập viện gia tăng. Đến 9 giờ, hàng trăm công nhân, đa số là nữ, ồ ạt nhập viện.

Bác sĩ Trần Văn Trường, Phó giám đốc Bệnh viện Quân đoàn 4 cho biết: "Sau khi công nhân ăn cơm với các món như: trứng luộc, rau cải luộc, canh bí xanh, thịt gà kho... được khoảng 4 giờ thì có biểu hiện ngộ độc và nhập viện. Đến sáng nay do số công nhân nhập viện quá đông nên chúng tôi đã báo cáo gấp cho Sở Y tế Bình Dương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm để can thiệp".

Đến trưa 17.12, Bệnh viện Quân đoàn 4 tiếp nhận 196 ca nghi ngộ độc thực phẩm, trong đó có 2 bệnh nhân đang mang thai. Bác sĩ Trường nói: "Không có ca nào quá nặng, hiện chúng tôi tiến hành phân loại, xét nghiệm máu và điều trị bằng phương pháp truyền dịch và thuốc kháng sinh".

Đỗ Trường

>> Hàng trăm công nhân có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

>> Cứu sống bệnh nhân ngộ độc thuốc giảm đau

>> Vụ ngộ độc do ăn bánh mì: Phát hiện E.Coli trong nước sốt

>> 40 người ngộ độc sau khi ăn đám giỗ

>> Gần 400 người ngộ độc do ăn bánh mì

>> Vụ hàng trăm người ngộ độc vì ăn bánh mì: Do vi khuẩn thương hàn Samonella

>> 113 công nhân nhập viện nghi ngộ độc

>> Gần 200 công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Từ khoá: bệnh viện công nhân nhập viện

Khi nhà bảo hiểm gặp... rủi ro

(ĐTCK) Nhìn lại năm 2013, những sự kiện pháp lý nổi bật của thị trường bảo hiểm trải dài mọi mặt hoạt động của các nhà bảo hiểm từ tranh chấp với khách hàng đến vấn đề nhân sự và cả vấn đề đầu tư. Dưới đây là 5 sự kiện đáng chú ý của năm.

    Khách hàng trục lợi

    Một vụ kiện được coi là khá điển hình cho hành vi gian dối để đòi bồi thường bảo hiểm của khách hàng vừa có bản án có hiệu lực vào tháng 11/2013. Đó là vụ tranh chấp giữa khách hàng Đinh Công Hiền và Bảo hiểm Bảo Việt.

    Giá trị tranh chấp không lớn, tình huống không mới lạ. Một đêm tối trời, chiếc xe ô tô mới mua được 2 ngày đã đâm vào bức tường nhà điều hành của Công ty Nam Đạt do chính khách hàng làm chủ.

    Vấn đề là trong quá trình bồi thường, khi nhà bảo hiểm đề nghị cơ quan công an làm rõ nguyên nhân tai nạn, kết luận giám định cho thấy dấu vết thiệt hại trên xe không phải là do va chạm với bức tường!

    Khách hàng vẫn khăng khăng khởi kiện với niềm tin rằng, kết luận giám định không phải là cơ sở duy nhất để kết luận một vụ án.

    Quả thực, bản án sơ thẩm đã "vạch lỗi" cả hai bên đương sự và chia tỷ lệ 70:30, nhà bảo hiểm bồi thường 70% và khách hàng chịu thiệt hại 30% dù đã có thêm một kết luận giám định do chính Tòa sơ thẩm trưng cầu với kết quả cho thấy hiện trường vụ án không đúng như khách hàng khai báo.

    Tại tòa phúc thẩm, quan điểm của Viện kiểm sát cho rằng, khách hàng điều khiển phương tiện giao thông khi không có giấy đăng kiểm là vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, thuộc trường hợp ngoại trừ bảo hiểm.

    Không chỉ các khách hàng bảo hiểm, ngay chính các DNBH cũng có thể gặp rủi ro khi tiến hành các giao kết hợp đồng bảo hiểm

    Hội đồng xét xử nhận định, các cơ quan tiến hành tố tụng như cơ quan công an, Viện kiểm sát, Bộ Quốc phòng đã thu thập chứng cứ đúng trình tự thủ tục quy định...

    Do đó, hai kết luận giám định là khoa học khách quan và đủ cơ sở kết luận không có tai nạn xảy ra vào 21h ngày 1/7 tại bãi cát thôn Cao Đình, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh như khai báo của khách hàng.

    Như vậy, sau khoảng một năm rưỡi kể từ khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, tranh chấp bồi thường cơ bản kết thúc với kết quả chỉ rõ khách hàng đã có hành vi gian dối, lập hiện trường giả để đòi bồi thường bảo hiểm.

    Tuy nhiên, đây cũng là tình huống mà nhiều nhà bảo hiểm khác đã gặp phải. Mới đây, theo phản ánh của một nhà bảo hiểm, một khách hàng sau khi gặp tai nạn đã yêu cầu bồi thường hơn 400 triệu đồng.

    Khách hàng khai báo khi tai nạn đã gọi điện báo cho một số người, tuy nhiên, khi nhà bảo hiểm yêu cầu khách hàng rà soát lịch sử cuộc gọi thì khách hàng không thể đưa ra bằng chứng. Tuy vậy, cũng phải chờ đến khi có kết luận giám định của cơ quan chức năng, khách hàng mới chịu rút đơn yêu cầu bồi thường.

     

    Mạo danh đại lý

    Trong khi luôn bị "bao vây" bởi ma trận trục lợi của khách hàng, nhà bảo hiểm còn phải lo lắng từ chính những vấn đề trong nội bộ, vấn đề trị nhân sự.

    Năm 2013 chứng kiến một vụ án hình sự đình đám liên quan đến bảo hiểm và liên quan đến một thương hiệu nhân thọ hàng đầu. Đó là vụ án Bùi Thị Thu Hằng và 16 đồng bọn dùng danh nghĩa đại lý Prudential để lừa đảo chiếm đoạt 230 tỷ đồng của 59 bị hại.

    Từ tháng 4/2010, Hằng giả mạo là trưởng phòng kinh doanh và sau đó giả làm "giám đốc văn phòng phát triển kinh doanh khu vực Quảng Ninh" thuê nhà làm trụ sở văn phòng và lôi kéo một số đối tượng khác tham gia lừa đảo.

    Hằng chào bán gói bảo hiểm "Phú an khang Hưu trí" với phí khoảng 100 triệu đồng và sau đó là "Hợp đồng VIP" hay còn gọi là gói "Bảo hiểm VIP" có thời hạn 90 ngày với lãi suất cao lên tới 50%. Hằng đã sử dụng phiếu thu thật của Prudential và nhiều lần báo mất để được cấp thêm. Sau đó, để Prudential không phát hiện, Hằng đã làm giả các phiếu thu khác.

    Vì sao Hằng có thể khiến cho nhiều người tin tưởng và bỏ ra số tiền lớn đến vậy? Phải nhìn thẳng vào nguyên nhân quản lý bởi Hằng đã nhiều lần báo mất phiếu thu và được cấp lại trái với quy trình quản lý của Prudential, tổ chức các buổi tri ân khách hàng rầm rộ tại các khách sạn sang trọng ngay giữa thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) mà Prudential hoàn toàn không biết.

    Bản án, trong phần trách nhiệm bồi thường dân sự, đã buộc Hằng có nghĩa vụ phải trả cho các bị hại số tiền bị chiếm đoạt. Prudential được cho rằng không có trách nhiệm với những khách hàng này. Tuy nhiên, các bị hại cho rằng, họ tin tưởng vào thương hiệu Prudential, rằng thấy Hằng có tên trên danh sách đại lý vàng của Prudential nên mới tin, rằng Prudential phải có trách nhiệm với khách hàng...

    Bất kể là có phải bồi thường hay không, tên tuổi Prudential đã bị gắn với một vụ lừa đảo đại lý bảo hiểm và sẽ được ghi vào "sách giáo khoa" bảo hiểm.

     

    Nhân viên sơ suất

    Cũng vẫn chuyện nhân sự, dù chưa "dính" phải những vụ hình sự đình đám như Prudential, nhưng các thương hiệu khác không tránh khỏi thiệt hại do sơ suất của nhân sự.

    Chẳng hạn như vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại của chiếc cần trục giữa PVI và Công ty Anh Sơn. Chiếc cần trục này đã được mua bảo hiểm tại PVI - chi nhánh Đông Đô.

    Theo Giấy chứng nhận bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm có giá trị 1 năm kể từ ngày 14/7/2010, phí bảo hiểm hơn 17 triệu đồng, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 4 tỷ đồng, mức miễn thường là 30 triệu đồng.

    Khi tổn thất xảy ra (cần giàn bị gãy), hai bên đã có mâu thuẫn trong bồi thường. Hai bên đã thống nhất sử dụng kết quả giám định của Viện Khoa học kỹ thuật hình sự (Bộ Công an) là cơ sở để các bên chấp hành.

    Tuy nhiên, sau đó, PVI bất ngờ có công văn từ chối bồi thường với lý do tổn thất này nằm ngoài phạm vi bảo hiểm, căn cứ vào Quy tắc bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng của PVI.

    Công ty Anh Sơn đã khởi kiện yêu cầu PVI bồi thường 417 triệu đồng. Theo Công ty Anh Sơn, khi ký kết hợp đồng, chỉ có "Bản câu hỏi và giấy yêu cầu bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng"; danh mục máy móc thiết bị tham gia bảo hiểm; phiếu kết quả kiểm định mà không có bất cứ một văn bản, hay phụ lục kèm theo. Quy tắc bảo hiểm mà PVI viện dẫn, chỉ khi tranh chấp xảy ra, phía PVI mới chìa ra.

    Tòa án cho rằng, trong lời khai các bên, thì Giấy chứng nhận bảo hiểm được xem như một hợp đồng. Nhưng trong hợp đồng này không có phần điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cụ thể. Luật kinh doanh bảo hiểm quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm phải được nêu rõ trong hợp đồng. Giấy chứng nhận cũng không đề cập đến Quy tắc bảo hiểm như là một phần phụ lục hợp đồng. Do đó, Quy tắc bảo hiểm không được Tòa án chấp nhận như là một căn cứ giải quyết vụ tranh chấp và buộc PVI phải bồi thường.

     

    Tranh chấp nội bộ

    May mắn hơn các nhà bảo hiểm khác, vụ việc đại lý giành khách, giả chữ ký khách hàng của Manulife chưa đem lại thiệt hại, tổn thất tài sản nào của khách hàng.

    Một đại lý của Manulife thực hiện giao dịch và ký hợp đồng bảo hiểm với khách hàng, nhưng một nhân viên khác lại chiếm dụng hợp đồng đó bằng cách giả mạo chữ ký của khách hàng.

    Đại lý Nguyễn Thị Quỳnh Phương đã lợi dụng uy thế làm việc lâu năm, lừa đảo, chiếm đoạt hợp đồng, giữ phiếu thu đại lý trái phép, giả mạo chữ ký. Trong quá trình giải quyết khiếu nại trong nội bộ, Manulife được coi là đã không có xử lý thích đáng dẫn tới đại lý đã có đơn thư tới cơ quan báo chí.

    Manulife đã xác nhận có việc tranh giành hợp đồng, giả mạo chữ ký khách hàng, nhưng đã Công ty đã nhanh chóng xử lý tình hình và đại lý Nguyễn Thị Quỳnh Phương.

     

    Tin nhầm đối tác

    Không chỉ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc khó khăn, với những vấn đề chung của nền kinh tế suy thoái, các nhà bảo hiểm gặp rủi ro trong cả hoạt động đầu tư.

    Chưa nói đến những khoản đầu tư có độ rủi ro cao như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, vàng, nhà đất... ngay cả khoản tiền gửi tổ chức tín dụng cũng có nguy cơ mất trắng.

    Đó là trường hợp của Bảo hiểm Toàn cầu khi gửi 30 tỷ đồng vào Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy VFC (thuộc Vinashin). Thời kỳ dầu, VFC trả lãi đầy đủ nhưng đến khi hợp đồng đáo hạn, VFC đã không thể trả được gốc và lãi và Bảo hiểm Toàn cầu đã đệ đơn khởi kiện.

    Phiên tòa diễn ra "suôn sẻ" khi bị đơn thừa nhận các con số gốc, lãi và việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Vấn đề chỉ là với tình hình chung của Vinashin cũng như tại VFC, thì VFC hoàn toàn không có khả năng thi hành bản án.   

    Xem toàn bộ Chuyên đề của Báo Đầu tư Chứng khoán xuất bản ngày 16/12/2013

    >> Bảo hiểm Việt Nam 2013 - Dấu mốc trưởng thành

Từ khoá: manulife prudential yêu cầu bồi thường phí bảo hiểm tai nạn hoạt động kinh doanh bảo hiểm đồng bảo hiểm bão bảo hiểm gốc mua bảo hiểm hãng bảo hiểm phạm vi bảo hiểm tham gia bảo hiểm nền kinh tế trách nhiệm khách hàng công ty bảo hiểm toàn cầu lừa đảo công an chứng nhận bảo hiểm giấy yêu cầu bảo hiểm bồi thường bảo hiểm gia thị trường bảo hiểm an toàn giao thông hiện trường giả quy định nhà bảo hiểm khởi kiện kết quả mức miễn thường bảo hiểm bảo việt bảo hiểm đầu tư chứng khoán thiết bị đại lý bảo hiểm khách hàng bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm sự kiện hợp đồng bảo hiểm khách hàng mới giám định giao thông đường bộ tổn thất tài sản luật kinh doanh bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm giấy chứng nhận bồi thường thiệt hại sự kiện bảo hiểm thương hiệu kinh doanh gói bảo hiểm tổn thất thiệt hại phương tiện giao thông vi bảo hiểm bồi thường pvi trách nhiệm bảo hiểm tranh chấp máy móc hợp đồng bảo hiểm máy móc thiết bị trách nhiệm bồi thường giao kết hợp đồng quy tắc bảo hiểm tri ân khách hàng quy tắc từ chối bồi thường