Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Tăng trưởng tín dụng năm 2013 chính thức không đạt mục tiêu

Hiệu quả kinh doanh của các TCTD thấp so với các năm trước đây. Chênh lệch thu nhập - chi phí luỹ kế 11 tháng năm 2013 của toàn hệ thống tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012.

Tin mới

Mệt mỏi trốn tìm, nợ xấu vẫn bị giấuMệt mỏi trốn tìm, nợ xấu vẫn bị giấu

Tết nghèo của nhân viên ngân hàngTết nghèo của nhân viên ngân hàng

Thống đốc khuyên người dân gửi tiền VNĐ vào ngân hàngThống đốc khuyên người dân gửi tiền VNĐ vào ngân hàng

Hiệu quả kinh doanh của các TCTD thấp so với các năm trước đây. Chênh lệch thu nhập - chi phí luỹ kế 11 tháng năm 2013 của toàn hệ thống tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 12/12/2013 tổng phương tiện thanh toán tăng 14,64%; huy động vốn tăng 15,61%; tăng trưởng tín dụng tăng 8,83% so với cuối năm 2012 và dự kiến sẽ cao hơn mức tăng của năm 2012 (8,91%) nhưng vẫn thấp hơn mức kế hoạch đặt ra là 12%.

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống; tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, mặc dù có những tín hiệu tốt nhưng hoạt động ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù có dấu giảm nhưng vẫn ở mức cao; chất lượng tín dụng chưa thực sự được cải thiện; nợ xấu chưa được phân loại và đánh giá đầy đủ, chính xác. 

Hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng thấp so với các năm trước đây. Chênh lệch thu nhập - chi phí luỹ kế 11 tháng năm 2013 của toàn hệ thống tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do tác động bất lợi của những khó khăn trong nền kinh tế. Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào giảm, trong khi chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh do chất lượng tài sản giảm sút.

Ngoài ra, Tổng cục thống kê cũng công bố số liệu về thị trường bảo hiểm với tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2013 ước tính đạt 44,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2012. Trong đó, phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 24 nghìn tỷ đồng, tăng 5%, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 20,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11%.

Khánh Linh

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khoá: chi phí trích lập dự phòng bảo hiểm nhân thọ thị trường bảo hiểm khả năng thanh toán nền kinh tế bảo hiểm bão kinh doanh thống kê doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tín dụng phí bảo hiểm bảo hiểm phi nhân thọ gia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét