Tuy nhiên sau khi KQKD của các công ty được công bố, thị trường sẽ bước vào giai đoạn vùng trũng thông tin tháng 8 và sẽ tạo áp lực giảm điểm trong ngắn hạn, kèm theo giảm thanh khoản một cách tự nhiên
Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) vừa công bố báo cáo tháng 7/2014.
P/E thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 7/2014 vẫn ở mức hấp dẫn
Tóm tắt về thị trường chứng khoán tháng 7/2014, BSC nhận xét thị trường đã gây bất ngờ khi lần lượt chinh phục các mức kháng cự để tiến sát đỉnh ngắn hạn xác lập hồi cuối tháng 3/2014 với thanh khoản tăng mạnh nhưng chủ yếu từ hoạt động mua bán thỏa thuận (bình quân 308 tỷ/phiên). Theo báo cáo, động lực chính cho sự tăng điểm này là kỳ vọng từ kết quả kinh doanh quý 2/2014 của các công ty niêm yết và sự hỗ trợ tâm lý khi Trung Quốc rút giàn khoan sớm hơn dự kiến.
Do nhiều công ty lớn chưa cập nhật KQKD quý 2/2014 nên P/E của sàn HOSE và HNX lần lượt là 14,19 và 15,15 - tăng nhẹ so với tháng trước. Trong số 20 nước trong khu vực, P/E này đang đứng ở vị trí hấp dẫn là thứ 8 và 11. BSC cho rằng P/E sẽ ở mức ổn định và giảm trở lại khi các công ty lớn công bố KQKD.
Tính đến 31/07/2014, có tổng cộng 428 công ty công bố KQKD quý 2/2014 trong đó có 371 công ty có lãi và 57 công ty lỗ. Dệt may là ngành có mức tăng trưởng mạnh nhất tong 7 tháng đầu năm. Với những thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu, doanh thu và lợi nhuận của các công ty Dệt may niêm yết hầu hết đều tăng trưởng so với cùng kỳ 2013.
Trong khi đó, cao su thiên nhiên tiếp tục là ngành tăng trưởng kém nhất và là ngành duy nhất tăng trưởng âm. Theo IRSG, trong 3 quý đầu năm 2013, lượng cao su dư thừa 149.000 tấn so với nhu cầu trong khi nhu cầu tiêu thụ cao su lại không tăng đáng kể. Do đó, giá cao su liên tục giảm mạnh. Giá cổ phần của các công ty cao su thiên nhiên cũng suy giảm đáng kể.
Cơ hội vượt đỉnh 610 điểm vào cuối năm hoàn toàn khả thi
Xu hướng tăng điểm trong tháng 7 kéo dài hơn dự tính do yếu tố lo ngại nhất là "biến cố biển Đông" được đột ngột tháo gỡ trước thời điểm dự tính 1 tháng. Các chuyên gia BSC đánh giá VN-Index đã có đợt tăng mạnh kiểm tra đỉnh trong năm với sự dẫn dắt của bluechips và các mã cơ bản tuy nhiên do dòng tiền yếu và thiếu sự hỗ trợ từ các dòng tiền lớn từ các tổ chức và khối ngoại nên đợt kiểm tra đỉnh chưa thành công.
"Cơ hội vượt đỉnh 610 điểm vào cuối năm hoàn toàn khả thi khi có sự đồng thuận của các thành phần tham gia thị trường trên cơ sở nhìn nhận sự chuyển biến của kinh tế vĩ mô, công ty và sự đánh giá lại rủi ro gây xung đột" – các chuyên gia nhận định.
Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu xuất hiện vào cuối tháng 7 cho thấy là thị trường sẽ bước vào đợt điều chỉnh mang tính chất chu kỳ. BSC cho rằng sau khi KQKD của các công ty được công bố, thị trường sẽ bước vào giai đoạn vùng trũng thông tin tháng 8 và sẽ tạo áp lực giảm điểm trong ngắn hạn, kèm theo giảm thanh khoản một cách tự nhiên và thị trường sẽ mất một khoảng thời gian để xác lập mặt bằng giá cân bằng và tích lũy.
"Đây không phải thời điểm tốt để trading nhưng sẽ là giai đoạn tốt để tích lũy cổ phần cơ bản đón đầu xu hướng tăng trở lại vào quý 3 và cuối năm".
Đánh giá về một số ngành cụ thể, BSC cho rằng các ngành khả quan trong 5 tháng cuối năm là Bất động sản, Dầu khí, Săm lốp, xuất khẩu Tôm, Dệt may, Dược. Trong khi đó, Phân bón và Cao su tự nhiên bị đánh giá là kém khả quan. Các chuyên gia giữ quan điểm trung lập đối với các ngành Xây dựng, Thép, Cảng biển, Vận tải biển.
>> Thấy gì ở các công ty tăng trưởng lợi nhuận bất thường?
Hà Phương
Theo Trí Thức Trẻ/BSC
Từ khoá : cho thue van phong ho chi minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét