BizLIVE - Dưới tựa đề "Lương tối thiểu ở Thượng Hải cao hơn so với Bulgaria", báo Le Monde của Pháp so sánh mức lương tối thiểu của người lao động tại Trung Quốc với một số nước Đông Âu như Rumani, Serbia và Bulgari.
Nhân dân tệ.
Theo RFI, dưới tựa đề "Lương tối thiểu ở Thượng Hải cao hơn so với Bulgaria", báo Le Monde của Pháp so sánh mức lương tối thiểu của người lao động tại Trung Quốc với một số nước Đông Âu như Rumani, Serbia và Bulgari.
Tờ báo cho biết chi phí lao động tại các nước Đông Âu trên còn thấp hơn so với một số vùng của Trung Quốc. Ví dụ, lương tối thiểu tại thành phố Thượng Hải là 220 euro, còn cao hơn cả mức lương 158 euro tại Rumani, Serbia và Bulgari.
Tại Trung Quốc, mức lương tối thiểu do địa phương quyết định. Chính vì thế, quý một vừa qua, 16 tỉnh đã tăng mức này thêm 14,2%, cao hơn so với mức 13% được quy định trong chính sách của kế hoạch năm năm giai đoạn 2011-2015 của nhà nước.
Bắc Kinh đang theo đuổi hai mục tiêu. Thứ nhất, giảm chênh lệch giàu nghèo do tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, chính phủ tìm cách hướng nền kinh tế của mình vào thị trường nội địa bằng cách tăng số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu.
Chi phí lao động tại Trung Quốc ngày một đắt hơn khiến nhiều tập đoàn quốc tế chuyển sang khu vực Đông Âu. Họ chuyển dần các hoạt động như trung tâm điện thoại, hỗ trợ kỹ thuật hay các bộ phận kế toán sang Bulgari, nước nghèo nhất trong Liên hiệp, nơi khoảng 1/4 thanh niên không có việc làm. Tại đây, các doanh nghiệp này đã sử dụng 20.000 lao động. Tuy nhiên, con số này sẽ còn tăng nhiều hơn nữa.
Trong hai thập niên 1990-2010, người lao động Trung Quốc đổ xô về thành phố để thử vận may, song họ chỉ nhận được đồng lương ít ỏi. Nhưng từ 2010, làn sóng này giảm đi, và cán cân lương bổng bắt đầu có lợi cho người lao động.
Các chuyên gia kinh tế nhận định sự chênh lệch giữa mức lương tối thiểu tại một số vùng của Trung Quốc với Bulgari và Rumani là không có gì đáng ngạc nhiên, vì một số vùng này còn phát triển hơn hai quốc gia trên. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu của hai quốc gia Đông Âu được ấn định trên quy mô quốc gia. Trong khi đó, tại Trung Quốc, sẽ có sự chênh lệch rất lớn giữa các địa phương.
Tờ báo cho biết chi phí lao động tại các nước Đông Âu trên còn thấp hơn so với một số vùng của Trung Quốc. Ví dụ, lương tối thiểu tại thành phố Thượng Hải là 220 euro, còn cao hơn cả mức lương 158 euro tại Rumani, Serbia và Bulgari.
Tại Trung Quốc, mức lương tối thiểu do địa phương quyết định. Chính vì thế, quý một vừa qua, 16 tỉnh đã tăng mức này thêm 14,2%, cao hơn so với mức 13% được quy định trong chính sách của kế hoạch năm năm giai đoạn 2011-2015 của nhà nước.
Bắc Kinh đang theo đuổi hai mục tiêu. Thứ nhất, giảm chênh lệch giàu nghèo do tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, chính phủ tìm cách hướng nền kinh tế của mình vào thị trường nội địa bằng cách tăng số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu.
Chi phí lao động tại Trung Quốc ngày một đắt hơn khiến nhiều tập đoàn quốc tế chuyển sang khu vực Đông Âu. Họ chuyển dần các hoạt động như trung tâm điện thoại, hỗ trợ kỹ thuật hay các bộ phận kế toán sang Bulgari, nước nghèo nhất trong Liên hiệp, nơi khoảng 1/4 thanh niên không có việc làm. Tại đây, các doanh nghiệp này đã sử dụng 20.000 lao động. Tuy nhiên, con số này sẽ còn tăng nhiều hơn nữa.
Trong hai thập niên 1990-2010, người lao động Trung Quốc đổ xô về thành phố để thử vận may, song họ chỉ nhận được đồng lương ít ỏi. Nhưng từ 2010, làn sóng này giảm đi, và cán cân lương bổng bắt đầu có lợi cho người lao động.
Các chuyên gia kinh tế nhận định sự chênh lệch giữa mức lương tối thiểu tại một số vùng của Trung Quốc với Bulgari và Rumani là không có gì đáng ngạc nhiên, vì một số vùng này còn phát triển hơn hai quốc gia trên. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu của hai quốc gia Đông Âu được ấn định trên quy mô quốc gia. Trong khi đó, tại Trung Quốc, sẽ có sự chênh lệch rất lớn giữa các địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét