Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Xưng hô chốn công sở: Tưởng dễ những thật khó

(Webphunu.net) - Xưng hô ra sao cho phù hợp với đồng nghiệp ở môi trường mình làm việc không phải là điều đơn giản.

Muôn chuyện bi hài từ cách xưng hô chốn công sở
Ngày Chi mới về doanh nghiệp, cô rất ngạc nhiên vì kiểu xưng hô ở nơi đây. Hầu hết những người vai vế trong doanh nghiệp đều ở bậc tuổi bác, tuổi ông, thế mà chủ nhiệm Minh (sinh năm 1987) và các anh chị khác cứ gọi là anh ngọt xớt. Mà kể cũng lạ, những người được gọi là "anh" đó lại tươi cười, hớn hở, thậm chí còn thích thú khi được "nịnh" trẻ ra cả chục tuổi. Ấy thế mà Chi không bắt nhịp được, cô vẫn cứng nhắc giữ quan điểm của riêng mình, cô cứ theo lời bố mẹ "lễ phép ngoan ngoãn, xưng hô đúng vai đúng vế, ai ít hơn tuổi bố mẹ thì gọi là cô chú, trên tuổi bố mẹ gọi là bác xưng cháu".
Chi còn nhớ rõ buổi họp toàn cơ quan hôm đầu tiên khi cô đến muộn, bước vào phòng nhìn thấy có những cái đầu đã điểm hoa râm, cô lễ phép cúi chào từng người một gọi bác cháu ngọt xớt "cháu chào bác ạ", "ôi cháu đến muộn cháu xin phép bác ạ".

Xưng hô chốn công sở: Tưởng dễ những thật khó - xung-ho-chon-cong-so1.jpg

Xưng chú, bác hay anh, em chỗn công sở không phải là chuyện đơn giản. Ảnh minh họa
Những tưởng như thế là lịch sự, nhưng Chi không ngờ nó lại gây ra một phản ứng ngược. Những nụ cười bỗng dưng tắt hẳn trên môi. Một người trong số đó tỏ vẻ nghiêm nghị "tôi có anh em gì nhà cô mà cô gọi là tôi là bác". Chi đứng đờ người ra, đỏ mặt tía tai "cháu …cháu…". Lúc đó, Chi xấu hổ tới mức không nói được nên câu, có lẽ chỉ còn nước độn thổ mới hết ngượng.
Cùng cảnh với Chi là Linh. Hồi mới vào doanh nghiệp, Linh biết Trưởng phòng kinh doanh là người lớn tuổi nhất doanh nghiệp, thậm chí còn hơn tuổi bố mình. Nếu là hồi đi học, Linh sẽ chẳng đắn đo khi gọi người này là bác. Thế nhưng, giờ đã đi làm, phải người lớn hơn và giao tiếp cũng cần chững chạc hơn, Linh trung thành với "lý thuyết không chú cháu" và xưng anh - em khi làm việc với người đàn ông ấy dù vẫn có chút ngượng ngùng. Nhưng điều khiến Linh phải một phen đỏ mặt là đồng nghiệp lớn tuổi ấy lại gọi Linh là cháu và xưng tôi, bất kể Linh mở đầu thế nào. Về sau, nghe các đồng nghiệp cùng phòng nói chuyện, Linh mới biết, mấy người trẻ như Linh ở doanh nghiệp đều gọi người đó là chú với sự nghiêm túc, trân trọng thực sự. Biết mình bị hớ, Linh chỉ còn cách thay đổi thật nhanh để xưng hô cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Thế mới biết, nguyên tắc tuân theo số đông không phải bao giờ cũng đúng.
"Tùy cơ ứng biến"
Xưng hô thời nay là chuyện dài dài và quả là hơi khó… điều chỉnh. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta xem nhẹ, coi đó như một sự xã giao bình thường dẫn đến dễ dãi, tùy tiện, thiếu nghiêm túc. Nhất là ở công sở, nơi mà phần lớn thời gian trong ngày chúng ta làm việc, tiếp xúc với nhau. Bởi vậy mới có nhiều sáng kiến khác nhau phù hợp với các xưng hô tại chốn công sở này.
Kinh nghiệm của Hoa, nhân viên văn phòng là với những nhân viên khác cô cứ cúi đầu chào, mỉm cười để bên kia nói trước cách xưng hô rồi cô theo họ. Như thế vừa không mất lòng, vừa được việc. Chẳng may phải gọi điện thoại cho khách hàng, cô sẽ tìm hiểu trước về đối tượng mình sẽ đối thoại.

Xưng hô chốn công sở: Tưởng dễ những thật khó - xung-ho-chon-cong-so2.jpg

Xưng hô chốn công sở: Vẫn phải "tùy cơ ứng biến". Ảnh minh họa
Lan - một nhân viên hành chính mới lại hú hồn kể về sự cố xưng hô của mình nơi công sở những ngày đầu mới đến doanh nghiệp: "Sau lần bị "cú phốt" trót gọi chị thay vì gọi là cô với trưởng phòng doanh nghiệp, tôi liền bị cô ấy góp ý luôn tại chỗ. May thay, lúc đó tôi nhanh trí "chữa cháy" ngay bằng câu: "Tại cháu nhìn cô trẻ quá, nên cháu nhầm ạ". Dĩ nhiên, khi nghe câu nói đó của tôi, cô trưởng phòng dù ngượng ngùng nhưng cũng bỏ qua rồi tiếp tục bàn công việc làm tôi "toát mồ hôi hột". Rút kinh nghiệm lần đó, Lan luôn giữ bên mình câu khen đó để đối phó với các tình huống bất ngờ không lường tới.
Hòa thì luôn áp dụng cách gọi lần đầu theo chức danh và xưng tôi. Nhiều người sau khi nghe Hòa gọi thế thì nói luôn cách xưng hô để cô thay đổi. Chẳng hạn Giám đốc doanh nghiệp cô điều chỉnh ngay cách gọi bảo Hòa lần sau chỉ gọi là anh thôi, còn bảo vệ doanh nghiệp Hòa lại yêu cầu cô gọi bằng chú cho thân mật thay vì cô cứ gọi bảo vệ Hùng rồi xưng tôi... Biết là cách gọi của mình có phần hơi xa lạ nhưng cô nghĩ còn hơn là bị "hớ", vả lại mọi người nghe cô gọi xong không ai thấy tự ái, họ chỉ cười xòa rồi điều chỉnh cách gọi giúp cô lần sau mà thôi.
Thế mới biết, xưng hô chốn công sở vẫn phải biết "tùy cơ ưng biến" bởi "bởi "Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Chuẩn hóa xưng hô chốn công sở
Thạc sĩ Vũ Thị Hiền, Phó viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) cho biết Viện vừa được Bộ Nội vụ giao chủ trì xây dựng Đề án về chuẩn văn hóa công sở. Để xây dựng được đề án phải thành lập ban chỉ đạo, ban biên tập với sự tham gia, đóng góp ý kiến của các bộ ngành, đơn vị liên quan. Hiện tại vẫn chưa ra được dự thảo đề án. "Nhanh nhất cũng phải cuối năm hoặc sang năm sau mới hoàn thành được đề án", thạc sĩ Hiền cho biết.
Hiện có hai vấn đề trong việc xưng hô tại các công sở, cơ quan đơn vị. Một là làm thế nào để từ ngữ xưng hô trở nên trung tính, để công việc trôi chảy hơn. Hai là để duy trì tình thân trong công sở, điều này chắc chắn cũng sẽ khiến công việc trôi chảy hơn. Chính vì thế, Bộ Nội vụ dự định tổ chức hội thảo về văn hóa công sở, làm tiền đề đưa ra nghị định về chuẩn văn hóa công sở, tránh xưng hô không phù hợp.
Theo Kim Anh Blogs

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét